Mã hóa đơn:
Địa chỉ E-mail:
Nhập
 chữ vào khung bên dưới. Nếu hình không thấy rõ, xin vui lòng nhấn vào hình để đổi hình khác.
 
 
Những Hóa Chất Độc Hại Trong Nghề Làm Móng Tay
Những Hóa Chất Độc Hại Trong Nghề Làm Móng Tay
Bác Sĩ Phạm Hoàng Trung



Nghề làm móng tay tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, trong đó có những hóa chất tác dụng độc hại trực tiếp hay gián tiếp. Những hoá chất này có thể gây ra những nguy hại tại chỗ hoặc từ từ, tức là có thể xảy ra nhiều năm sau khi đã bỏ nghề làm nail và chuyển sang nghề khác.

Trong bài này chúng tôi sẽ trình bày những chất trong nghề làm móng tay, trong đó có 3 loại hóa chất chính gây độc hại và sau đó là những phương pháp phòng ngừa và chữa trị.

phamhoangtrung-doctor-nailpolisherNhững chất trong nghề làm móng tay gồm có:

  • Thuốc sơn móng tay (Nail polish)
  • Thuốc giữ mầu sơn (Nail finishes)
  • Thuốc rửa, làm mất lớp sơn cũ (Nail polish remover)
  • Chất làm trắng móng tay (Nail whiteners)
  • Chất tẩy móng tay (Nail bleaches)
  • Chất làm cứng móng tay (Nail hardeners)
  • Chất dùng để lấy móng tay giả (Artificial nail remover)


Trong những chất kể trên có nhiều loại hoá chất gây độc hại nhưng chúng tôi chỉ trình bày 3 loại hóa chất chính thường thấy trong thuốc làm móng tay: Acetone, Benzene và Toluene.

phamhoangtrung-doctor-nailwhiteAcetone:

Những người làm nghề nails bắt buộc phải tiếp xúc với acetone vì acetone là dung môi quan trọng nhất trong những thuốc rửa móng tay. Acetone được chế tạo từ lên men cũng còn được dùng làm dung môi pha chế keo dán. Acetone tuy tẩy rửa được các lớp sơn cũ nhưng lại gây cho móng tay bị dòn, sác. Khi dính vào da gây ngứa nơi đầu ngón tay. Nguy hại nhất là thở hít nhiều acetone gây hại đến phổi, tạo cảm giác say, mất thăng bằng theo kiểu như nghiền rượu.

Benzene:

Benzene có mặt trong các Nail Polish remover và là một trong những dung môi hữu cơ gây ra những độc hại đáng ngại cho nghề nail.

Các tác dụng độc hại do benzene gây ra gồm:

  • Độc hại nơi Hệ Thần Kinh Trung Ương: gây choáng váng, mệt mỏi, mất sáng suốt.
  • Độc hại về máu huyết. Cả 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu đều bị ảnh hưởng.
  • Tác dụng lâu dài và liên tục của benzene có thể gây thiếu máu, Leukopenia. Hư hỏng bạch cầu gây ra những chứng xuất huyết rất nguy hiểm. Ung thư máu kiểu Leukemia (hoại huyết) cũng có thể xảy ra từ 5 đến 15 năm sau khi bị nhiễm độc.
  • Ung thư hạch kiểu Non-Hodgkin lymphoma
  • Nghề làm móng tay, tuy không phải chịu những tác dụng độc hại do hít thở lượng cao benzene nhưng cũng sẽ chịu những tác hại do tiếp xúc những lượng nhỏ nhưng liên tục.


phamhoangtrung-doctor-nail3Toluene:

Toluene đã trở thành mối nguy hại đáng kể nhất cho nghề làm móng tay vì toluene đã dần dần thay thế benzene và trong các thuốc sơn móng tay tỷ lệ toluene tăng cao đến mức 50%. Hít hơi toluene lâu ngày và liên tục có thể gây ra sự nghiền toluene.

Do toluene bị biến dưỡng nơi gan, nên những người làm nghề nail nếu có sẵn bệnh gan sẽ bị nhiễm độc nhanh hơn. Người làm nghề nail cần tránh dùng các dược phẩm salicylate vì salycilate có thể tương tranh, ức chế sự biến dưỡng toluene để làm giảm sự thải loại chất toluene. Cũng như các dung môi hữu cơ khác, toluene gây khó chịu cho đường hô hấp nên người bị suyễn nên tránh làm nghề nail.

Những tác động độc hại của toluene gồm:

  • Tác động trên Hệ Thần Kinh Trung Ương: tác động này tùy thuộc nồng độ hóa chất và thời gian tiếp xúc; nồng độ thấp và thời gian tiếp xúc kéo dài (như trường hợp nghề nail) có thể tạo những rối loạn cho sự cảm nhận nhiệt độ, tiếng động khó chịu trong mũi và đường thở, mất khả năng nhớ, mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng, hay cáu gắt, nhức đầu liên tục.
  • Tác động trên Đường Hô Hấp: hít thở toluene liên tục trong thời gian dài gây những khó chịu trong đường thở, ho, co giật cuống phổi.
  • Toluene không gây những phản ứng độc hại về máu như benzene.
  • Những phụ nữ trong thời gian mang thai, hít thở Toluene liên tục có nguy cơ sinh những trẻ bị sưng óc, thiếu khả năng tập trung, phát triển tinh thần chậm và có thể bị những khuyết tật về tứ chi


Nếu nghề làm nail là nghề chính của mình và vì miếng cơm manh áo mình phải làm thì nên có những biện pháp phòng ngừa để tránh hít thở những chất độc hại này vào người và chữa trị bằng một số biện pháp giải độc để giúp cơ thể thải ra được các độc chất tích tụ trong người và giới hạn những tác dụng độc hại của các chất này.

Biện pháp phòng ngừa để giảm bớt sự tiếp xúc với các chất độc hại:

  • Đeo khẩu trang khi làm việc
  • Tăng hệ thống hút hơi tại nơi làm việc, tăng quạt gió để phân tán hơi độc, trang bị máy lọc không khí như máy HEPA filter hoặc CPZ filter.
  • Nếu ngoài trời mát mẻ, mở hết cửa ra để không khí trong tiệm thoát ra ngoài.


Chữa trị bằng một số biện pháp giải độc cho cơ thể:

  • Gia tăng chức năng bài tiết của cơ thể như là những phương tiện để tống thải chất độc đã tồn trữ trong người bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau trái có chất sơ chất sợi (fibers).
  • Dùng các loại dược thảo bồi bổ cho gan để gia tăng khả năng gạn lọc độc tố của gan bằng cách vô hiệu hóa những chất độc hại có trong máu.


Tiện đây chúng tôi xin đặc biệt giới thiệu một loại thuốc bổ gan Doctor’s SuperLiver (chai số 9) gồm tổng hợp nhiều loại dược thảo, vitamins và khoáng chất, đặc biệt giúp bồi bổ gan.

Thuốc Doctor’s SuperLiver (chai số 9) đã được dùng để bổ gan rất hiệu quả cho những người làm nghề nail phải tiếp xúc trực tiếp với khá nhiều các loại hóa chất độc hại có trong các thuốc làm móng tay. Mỗi ngày chỉ cần uống từ 1 đến 2 viên.

 


DR. PHẠM HOÀNG TRUNG
9822 Bolsa Ave. Suite E – Westminster, CA 92683 – USA